Sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường qua bàn chân để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.
Nhiều người không chẩn đoán được bệnh tiểu đường kịp thời bởi vì các triệu chứng ban đầu có thể mơ hồ, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Tại sao bất thường ở chân lại có thể là dấu hiệu của tiểu đường?
Đó là do bàn chân ở xa, nếu đường huyết vượt quá tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu, máu không được đưa đến chân kịp thời dẫn đến thiếu máu cục bộ và thiếu dinh dưỡng, sẽ dễ gây cảm giác khó chịu và đau chân.
Nếu trên bàn chân thường xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất bạn nên đo đường huyết càng sớm càng tốt để hạ đường huyết kịp thời và có những bước kiểm soát, tránh để bệnh tiến triển.
Khô ngứa
Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và tuần hoàn máu bình thường, dây thần kinh bàn chân dễ bị tổn thương do thiếu máu cục bộ dẫn đến nhiễm trùng, da khô ngứa, có thể bị lở loét.
Tê
Nếu khí huyết lưu thông bị ảnh hưởng và không được cung cấp máu kịp thời cũng sẽ gây ra hiện tượng tê chân, có thể kèm theo lạnh chân. Nếu đi lại cũng bị tê, có khả năng bị ngã và xuất hiện nhiều hơn một lần trong ngày thì bạn nên chú ý và đo đường huyết sớm.
Sự khập khiễng
Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu và dây thần kinh, dễ gây đau nhức chân.
Chính vì vậy nhiều khi bạn đi lại sẽ thấy đau và sưng tấy chân nhưng sau khi nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm và rồi đi tiếp thì lại thấy đau nên nhiều người lầm tưởng là do đi lại nhiều. Nhưng đây lại là dấu hiệu cơ thể đang nhắc nhở bạn cần giảm lượng đường trong máu sớm.
Khi 3 dấu hiệu trên thường xuyên xuất hiện thì nên đo đường huyết càng sớm càng tốt để có những bước xử lý kịp thời không để bệnh tiến triển hơn.