So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.
Bệnh tiểu đường
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường chỉ đơn giản là kiểm soát lương thực chính có hàm lượng carbohydrate cao, nhưng không hạn chế cá, tôm, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia súc, gia cầm có hàm lượng protein cao, vì nghĩ rằng những thực phẩm này ít ảnh hưởng đến đường huyết.
Tuy nhiên, cách làm này cực kỳ bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do 3 chất dinh dưỡng là đạm, béo và cacbonhydrat sẽ chuyển hóa thành lẫn nhau trong cơ thể.
Ăn nhiều cá, tôm, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu nành và các thực phẩm khác có các axit amin cũng sẽ được chuyển hóa thành glucose, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh gút
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút, và việc ăn quá nhiều thịt, hải sản chứa nhiều purin trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Purine chủ yếu được tạo ra do quá trình dị hóa axit nucleic trong nhân của tế bào thực phẩm. Chất chuyển hóa của purin trong cơ thể người là axit uric, việc hấp thụ quá nhiều purin hoặc giảm bài tiết purin là nguyên nhân trực tiếp làm tăng axit uric trong cơ thể. Tăng acid uric máu trong thời gian dài dễ gây hình thành sỏi gút.
Vì vậy, bệnh nhân tăng acid uric máu có thể tăng uống sữa và trứng một cách hợp lý, nhưng phải hạn chế ăn cá, tôm, sò và các loại hải sản khác.
Xơ gan
Trong giai đoạn bệnh xơ gan khởi phát, chức năng đông máu của người bệnh sẽ bị suy giảm, biểu hiện là thời gian đông máu kéo dài và xu hướng chảy máu.
Vì vậy, về chế độ ăn uống, cần giảm ăn những thức ăn có tác dụng chống đông máu như nấm, tôm, cá… Vì các loại hải sản có chứa axit béo không no chuỗi dài EPA, có thể chuyển hóa thành prostacyclin PG3 có tác dụng chống đông máu trong cơ thể.
Suy thận
Suy thận sẽ dẫn đến giảm khả năng lọc của cầu thận, các chất thải chuyển hóa có chứa nitơ sẽ tích tụ trong cơ thể, từ đó càng làm nặng thêm tình trạng tổn thương chức năng thận.
Vì vậy, bệnh nhân suy thận phải tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn ít đạm trong bữa ăn hàng ngày để giảm lượng đạm, giảm gánh nặng cho thận.
Người bệnh suy thận thường cần tính toán chặt chẽ hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn, và kiểm soát chặt chẽ lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, khoảng 30 gam đến 45 gam trong cả ngày. Trứng, sản phẩm từ đậu nành, thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, động vật có vỏ và các thực phẩm khác có hàm lượng protein cao phải được kiểm soát chặt chẽ.