Khi Marilyn Monroe được hỏi, “mặc gì khi đi ngủ?”, cô ấy trả lời: “Chỉ một vài giọt No.5”.
Monroe có lẽ là người hâm mộ nổi tiếng nhất của hãng nước hoa Pháp sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 vào tháng tới. Kể từ khi được Coco Chanel ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 1921, Chanel No.5 đã trở nên phổ biến.
Thật vậy, năm 2019, chỉ riêng ở Anh, ước tính có 1,92 triệu phụ nữ đã mua một chai nước hoa này.
Vốn là một nhà thiết kế thời trang và một nữ doanh nhân thành đạt, Chanel đã trở thành một biểu tượng vào thời điểm mà phụ nữ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc nội trợ.
Bà được đào tạo thành một thợ may, sau đó là một cô gái bán hàng và ca sĩ quán cà phê, vào năm 1910, bà mở cửa hàng mũ Chanel Modes tại Số 21 rue Cambon, ở trung tâm Paris.
Đến năm 1913, bà đã mở cửa hàng ở các thị trấn nghỉ mát Deauville và Biarritz, bán mũ và một số hàng may mặc giới hạn.
Được các nữ tu nuôi dưỡng trong trại trẻ mồ côi, loại nước hoa mà Chanel tiếp tục tạo ra được lấy cảm hứng từ sự sạch sẽ và giản dị của họ.
Bộ khăn trải giường mới và xà phòng màu vàng
Chanel tên khai sinh là Gabrielle Bonheur Chanel, vào ngày 19 tháng 8 năm 1883 tại Saumur, Pháp. Sau khi mẹ bà qua đời, Chanel được gửi đến Tu viện của Cô nhi viện Aubazine ở Corrèze khi 12 tuổi.
Theo những người viết tiểu sử về bà, logo công ty có màu đen đặc trưng, một phong cách tối giản của bà và con số năm (như một câu chuyện kể rằng, hàng ngày bà phải đi qua năm con đường dẫn đến nhà thờ để cầu nguyện là tất cả đều lấy cảm hứng từ cuộc sống ở Aubazine.
Vào mùa hè năm 1920, trong kỳ nghỉ ở Cote d’Azur, Chanel biết được một nhà pha chế nước hoa sành điệu tên là Ernest Beaux, người từng làm việc cho hoàng gia Nga và sống gần Grasse, trung tâm của ngành công nghiệp nước hoa của Châu Âu.
Bộ khăn trải giường mới và mùi xà phòng màu vàng mà các cô gái ở trại trẻ mồ côi sử dụng đã để lại ấn tượng cho Chanel. Bà đã yêu cầu Beaux tạo ra một mùi hương khiến “người sử dụng có mùi giống phụ nữ, chứ không phải hoa hồng”.
Cũng giống như hương thơm, chai nước hoa của Chanel đơn giản và tối giản “như một lọ trong phòng thí nghiệm”. Kể từ những năm 1920, mẫu mã chai nước hoa này chỉ được sửa đổi tám lần.
Cho đến nửa đầu thế kỷ 20, các nhà mốt không kinh doanh nước hoa, nhưng sự ra mắt của Chanel No. 5 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. The English House of Worth ra mắt Dans La Nuit vào năm 1922. Tại Pháp, Jeanne Lanvin ra mắt My Sin vào năm 1925 và Jean Patou ra mắt Joy vào năm 1930
Ngày nay, thời trang cao cấp và nước hoa gần như đồng nghĩa với nhau, với các thương hiệu như Yves Saint Laurent, Karl Lagerfeld, Guy Laroche, Pierre Cardin và Paco Rabanne đều sản xuất nước hoa.
Một thương hiệu mang tính biểu tượng bao hàm năm yếu tố chính: mang tính khát vọng, có bản sắc và tính cách trực quan mạnh mẽ, có mặt khắp nơi trong xã hội và người tiêu dùng cảm thấy có mối liên hệ cá nhân với nó. Chanel No. 5 hội tụ tất cả các yếu tố này.
Những thương hiệu như vậy vượt qua việc mua hàng đơn giản. Sức hút của thương hiệu đã được mô tả là “tinh vi, mang tính biểu tượng và kỳ diệu” – mang đến cho người tiêu dùng cảm giác ma thuật đơn giản thông qua việc sở hữu sản phẩm.
Tất nhiên, không chỉ sức mạnh của thương hiệu làm nên thành công của No. 5, mà còn là bản thân nước hoa, với hương hoa được pha trộn theo những gì đã được mô tả là “hương gỗ ấm áp”.
Bạn đã bao giờ trải nghiệm hương thơm của Chanel No.5 trong một trung tâm mua sắm đông đúc, hoặc trong một bữa tiệc, và ngay lập tức nghĩ đến một người nào đó đã xịt nó? Các nghiên cứu đã xác định mối liên hệ rõ ràng giữa khứu giác với cảm xúc và ký ức
Đối với các thương hiệu mang tính biểu tượng, chẳng hạn như Chanel No. 5, nó không chỉ là loại nước hoa được bán mà còn là lịch sử – một lịch sử được nâng cao bởi chất lượng buồn vui lẫn lộn của nỗi nhớ trong cách bộ não của chúng ta liên kết mùi hương và ký ức.
No.5 và tương lai
Coco Chanel vẫn tập trung vào thời trang, điều hành Chanel Couture cho đến khi bà qua đời vào năm 1971. Năm 1924, bà đã giao quyền kiểm soát việc phân phối và sản xuất tất cả mỹ phẩm và nước hoa của Chanel cho đối tác kinh doanh của mình, nhà đầu tư mạo hiểm Pierre Wertheimer.
Wertheimer đã ra mắt chi nhánh nước hoa của công ty, Les Parfums Chanel vào năm đó và đã tạo ra nhiều mùi hương khác – nhưng không có mùi hương nào lâu bền hoặc phổ biến như Chanel No. 5.
Chanel và Marilyn Monroe không phải là gương mặt duy nhất của nước hoa. Những người nổi tiếng như Audrey Tautou và Brad Pitt đã được trả tiền quảng cáo cho No.5. Năm 2004, thương hiệu này đã chi 33 triệu đô la Mỹ cho một quảng cáo dài 3 phút với sự tham gia của Nicole Kidman và đạo diễn bởi Baz Luhrmann – trị giá khoảng 300.000 chai nước hoa.
Ngày nay, công ty Chanel khởi đầu là một cửa hàng bán mũ nhỏ được xếp hạng 52 trên thế giới trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất theo xếp hạng của Forbes, trị giá 12,8 tỷ đô la.
Lan Hạ (Theo insider retail)
Theo TGTT